top of page
image.png

[Made-up Article] Chim bồ câu - thủ phạm gây nhiễu sóng wifi trường LISU

La Lumière - Ngày 6/11/2023, chim bồ câu đã được xác định là thủ phạm gây nhiễu sóng Wifi ở tòa 2B trường LISU, gây nên xung đột giữa ban giám hiệu và sinh viên trong cam kết về đường truyền mạng.


Sau hơn 3 ngày nỗ lực điều tra không ngừng, 13h00 chiều ngày 6/11/2023, lực lượng kiểm soát Wifi của Chính phủ đã công bố danh tính của kẻ gây nhiễu sóng vô tuyến trong khuôn viên 2B trường LISU. Không phải virus độc hại hay hacker mà chính chú bồ câu nhỏ bé - biểu tượng của LISU - lại là thủ phạm gây nên sự việc nhiễu sóng Wifi nghiêm trọng suốt nhiều ngày qua.


Chân dung thủ phạm gây nhiễu sóng Wifi tòa 2B của trường LISU. Ảnh: La Lumière

Được biết vào 9h ngày 02/11 tại tòa 2B, khi cả giảng viên và sinh viên đang làm việc thì đột nhiên cả tòa nhà mất điện. Sau khi hệ thống điện được khôi phục, mọi người phát hiện thấy dù cố gắng truy cập bằng bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng không thể kết nối được với hệ thống LISU Wifi.


Giảng viên, sinh viên gặp khó khăn trong quá trình kết nối wifi ở tòa 2B. Ảnh: Hạnh Nguyên

Sự cố đột ngột này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giảng dạy tại trường LISU bởi trên thực tế, 2B là tòa học tập, công tác chính trong trường.


Xét theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề, ban giám hiệu Trường LISU đã ngay lập tức liên hệ để nhờ sự trợ giúp từ cơ quan kiểm soát Wifi của Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình điều tra ban đầu gặp phải nhiều khó khăn lý do bởi vì phòng chứa các thiết bị phát Wifi là khu vực bất khả xâm phạm, chỉ những người được phân công phụ trách mới có quyền ra vào.


Hình ảnh chim bồ câu được ghi lại bởi hệ thống camera an ninh. Ảnh: LISU Media

Thật may, trong quá trình kiểm tra lại hệ thống camera, lực lượng chức năng đã phát hiện 1 vật thể lạ đã đột nhập vào phòng qua ô cửa sổ thông gió nhỏ vào 12h đêm ngày 5/11/2023. Theo đó, nhân viên kiểm soát đã tháo dỡ mọi thiết bị phát Wifi và phát hiện 1 chú bồ câu với thân hình quá khổ đang bị mắc kẹt giữa các thiết bị.


Chim bồ câu mắc kẹt trong thiết bị trường LISU. Ảnh: Lê Minh

Có lẽ do bất cẩn, chú bồ câu này đã nhầm lẫn nơi đó là ổ của mình. Sau 1 giấc ngủ ngon lành, chú tỉnh lại, trở mình và cố gắng tìm cách thoát ra khỏi khe hẹp giữa các thiết bị. Lúc đó, rất có thể chú chim này đã vô tình làm hư hỏng hệ thống Wifi của tòa 2B.


Khi được phát hiện bởi lực lượng chức năng, chú chim bồ câu đang nằm bất động trong khe hẹp của thiết bị phát Wifi, có lẽ do kiệt sức sau khoảng thời gian dài cố gắng vùng vẫy thoát khỏi tình trạng trên.


Sau khi chân tướng thủ phạm được tiết lộ, đa phần sinh viên LISU đều cảm thấy ngạc nhiên. Cụ thể, Gnaig, một sinh viên LISU cho biết: “Em rất bất ngờ. Thật không thể tin được rằng một loài động vật bé nhỏ như vậy lại có thể gây nên sự cố mất Wifi lớn như thế này ở trường mình”.


Chim bồ câu từ lâu đã trở thành biểu tượng bất khả xâm phạm ở trường LISU. Ảnh: La Lumière

“Tôi mong ban giám hiệu có thể sớm vào cuộc xử lý, sửa chữa lại hệ thống Wifi để cán bộ nhà trường và các em sinh viên không bị gián đoạn việc giảng dạy, học tập.” - Thầy Lệ Vi, giảng viên khoa Tiếng Anh chia sẻ trong buổi phỏng vấn với phóng viên.


Thầy Lệ Vi trong chia sẻ với phóng viên. Ảnh: La Lumière

Đồng cảm với tình cảnh hiện tại của cán bộ giảng viên, sinh viên LISU, ban giám hiệu nhà trường hiện đang tích cực phối hợp với lực lượng cứu hộ để giải thoát chú chim bồ câu này cũng như nhanh chóng sửa chữa, khôi phục lại hệ thống Wifi, nhằm đảm bảo bảo cho công tác dạy học.


Ngọc Huyền.


Theo bạn, những động vật nào có nguy cơ gây nhiễu sóng Wifi?

  • Mèo

  • Cá mập

  • Chuột

  • Bồ câu



31 views0 comments

Comentários


image_edited.jpg
image.png
image.png
image.png
image.png
bottom of page